truyện cảm động ai cảm tháy thích rùi hãy tận hưởng nha !!~
Mẹ à. Hồi xưa con tập đi xe đạp buông hai tay, mẹ nhìn thấy và đánh con và cấm con không được nghịch như thế nữa, con đã nghĩ “có sao đâu, bạn con đứa nào chả thế”! Con vẫn lén tập khi không có mẹ. Nhưng rồi… khi con mèo của con chết và con cứ khóc thương nó mãi… mà nó mới chỉ là một con mèo đối với con chứ chưa phải là con đối với mẹ... Thế là con hiểu vì sao mẹ nghiêm khắc thế. Và con không chơi những trò dại dột nữa... Nhưng hôm nay thì thật sự là con không thể đứng nhìn
Những hạt nước đậu ở mí mắt rồi căng tròn, rớt lộp độp xuống mớ hoa Tâm đang ôm trên tay...
Đức vừa về tới cửa đã nghe trong nhà ầm ầm. Mệt và đau, nhưng anh cố dựng xe thật nhanh rồi vào nhà xem có chuyện gì. “Ba đi công tác, Thanh chắc chưa về. Giờ này dễ một mình Tâm chịu trận quá!”. Đức thoáng nhíu mày, rồi giãn ra ngay. Anh quên mất mấy mũi khâu còn mới nguyên phía đuôi lông mày.
Không ngoài dự đoán của Đức: trong phòng khách, mẹ đang nói gì nhiều lắm, còn Tâm ngồi lặng im nhẫn nhịn. Con bé cúi đầu, nhìn chăm chăm vào hai bàn tay vẫn còn đang run lẩy bẩy.
- Mẹ, Tâm. – Đức lên tiếng.
Mẹ ngừng nói. Tâm thoáng ngẩng lên rồi cúi xuống ngay. Kịp thấy một vệt urgo trên má nó vẫn còn hằn năm vết ngón tay, Đức giật mình. Anh ngồi xuống cạnh mẹ. Mẹ vẫn nghiêm khắc nhìn Tâm mà không hề quay sang anh. Giọng mẹ lạnh lùng.
- Anh đi đâu giờ này mới về? Làm gì thì làm, dành thời gian ra mà chăm lo bảo ban em chứ! Lớn rồi không nhắc nhau, để bố mẹ phải lo đến bao giờ?
- Có chuyện gì thế Tâm?
- Chuyện gì! – Mẹ gắt gỏng. – Con gái con đứa, nhảy vào giữa đám đánh nhau! Xem cái mặt kìa, rồi sẹo tướng ra đấy!
Mẹ tiếp tục nói không để đứa nào xen vào, rằng xã hội giờ nguy hiểm thế, con nhà có lớn mà không có khôn, “đấy là mới bị một phát tát, nếu nó đâm cho một nhát thì sao hả?”.
- Mẹ à, để Tâm nói xem đầu đuôi thế nào.
- Thật không thể chấp nhận được! – Mẹ gắt lên.
- Mẹ! – Đức níu tay mẹ trong tay mình. – Mẹ bình tĩnh và để con nghe Tâm nói, được không?
Mẹ nhìn Đức. Và bao nhiêu cáu kỉnh chuyển sang hốt hoảng, rồi từ hốt hoảng trở thành một nấc cáu kỉnh cao hơn.
- Sao thế này? Lại ngã xe hả? Ôi con cái nhà này…
Đức nói rành rọt từng tiếng:
- Con không ngã xe, mẹ ạ.
- Thế làm sao? Lại đánh nhau? – Giọng mẹ cao vút.
- Mẹ bình tĩnh lại đi, không thì con không nói gì và cũng không ngồi đây nghe mẹ nói đâu. – Đức cương quyết.
Mẹ sững người nhìn Đức. Đây là thằng nhóc 3 tuổi mẹ đi đâu cũng nhèo nhẽo đi theo? Thằng nhóc 8 tuổi đá cầu rách toạc cả quần, chờ cả trường đi về rồi mới dám ra khỏi lớp? Thằng nhóc 12 tuổi mải chơi làm mất chìa khóa bị mẹ đánh cho lằn mông? Giờ… bàn tay mẹ trở nên nhỏ bé trong tay nó rắn rỏi. Vết khâu vẫn mới, và có vẻ thuốc tê đã hết tác dụng, nó khẽ nhăn mặt vì đau. Tay nó giữ tay mẹ nóng ran – có lẽ nó ngây ngấy sốt. Cơn cáu giận của mẹ chùng xuống…
Tâm hết nhìn mẹ rồi nhìn anh Đức. Thấy mẹ dịu đi, nó khẽ thở phào, nhưng liền sau đó quay ra nhìn anh lo lắng.
Đúng lúc ấy, Thanh về.
- Tâm! Quà này! Ốc biển này, cả hoa hồng thơmmm nữa nhé! – Thanh nói liến thoắng rồi nhìn khắp, nhận ra không khí căng thẳng. – À à… ốc của Tâm thôi, hoa là của mẹ. Tâm đem cắm tặng mẹ đi!
Anh Thanh nháy mắt. Tâm phì cười, ôm mớ hoa hồng thơm mát vào lòng.
- Con đi đâu về thế?
- Con vừa chạy ra biển… – Thanh lãng đãng mơ màng. Mẹ quắc mắt nhìn Thanh như nói “Con dám sao!”. - Thanh, Tâm, ngồi hết xuống đây. – Anh Đức nói nhanh. – Tâm, kể chuyện của em đi!
Như một đứa trẻ vừa được vỗ về cho quên cơn đau giờ lại bị chạm vào, Tâm chực khóc. Anh Thanh ngồi xuống bên cạnh, xoa xoa đầu nó:
- Cô bé dũng cảm nhứt đất nước có chuyện gì rùng mình nói anh nghe nào!
Tâm nhìn anh đầy biết ơn, rồi xoay sở kể lại đầu đuôi.
*
Tan học, Tâm lẫn trong đám học sinh líu ríu ra về. Ra khỏi cổng trường một đoạn, nó thấy một đám đánh nhau. Bình thường Tâm không bao giờ tò mò mấy chuyện như thế. Nhưng nó thoáng nhìn thấy đứa bị đánh là tên bạn lớp bên thi thoảng đụng đầu ở cầu thang, đôi khi hỏi chào, vài ba lần ngồi cùng lớp luyện thi. Hắn hiền lành chứ đâu có hổ báo gì? Vậy mà hội con trai kia quây đánh hắn tơi tả. Hắn đã đổ máu mũi – và… xung quanh, đám học sinh nửa tò mò nửa sợ sệt đứng nhìn. Không ai làm gì cả. Tâm run bắn. Bị thụi thêm một đấm nữa, cậu bạn ôm bụng quằn quại. Thật sự… không ai làm gì sao? Tâm muốn khóc. Rồi nó thấy mình buông tay. Xe đạp của nó đổ rầm. Nó thấy mình hét lên:
- Đừng đánh cậu ấy nữa!
Tâm thấy mình bước vào giữa cậu bạn và đám trai. Cả bọn gườm gườm nhìn nó. Nó muốn khóc – một lần nữa. Nhưng một lần nữa, nó thấy mắt mình tóe lửa nhìn lại bọn chúng. Ừ. Tại sao phải sợ? Bao nhiêu đứa bắt nạt một đứa, tụi nó chẳng hèn quá sao?
- Thôi, bỏ đi!
Một đứa nào đó lên tiếng. Và cả bọn hằn học kéo nhau đi. Tâm giúp cậu bạn đứng lên. Cậu ta lúng búng nói cảm ơn rồi nén đau phóng xe đi, chạy trốn hàng trăm con mắt đang dán vào mình. Tâm nhìn quanh một lượt. Những ánh mắt sợ sệt, tò mò. Nó muốn khóc hơn lúc nào hết. Nhưng rồi chỉ lẳng lặng quay ra nhặt cặp sách, dựng xe lên và đi.
Khi Tâm đi được một đoạn, tụi con trai kia vòng qua, giáng cho nó một cái tát nảy lửa.
- Dám xen vào bọn tao à!
Tâm cắn răng để không khóc và thản nhiên đi tiếp. Coi như không có gì, nó đạp xe về nhà. Nguyên năm đầu ngón tay hằn trên má bỏng rát, cùng một vết rách tươm máu, có lẽ nhẫn của thằng kia cào vào.
*
Mẹ lại bùng lên giận dữ nhưng anh Đức ngăn lại. Tâm nhìn mẹ một lúc rồi cúi gằm, nói tiếp.
- Mẹ à. Hồi xưa con tập đi xe đạp buông hai tay, mẹ nhìn thấy và đánh con và cấm con không được nghịch như thế nữa, con đã nghĩ “có sao đâu, bạn con đứa nào chả thế”! Con vẫn lén tập khi không có mẹ. Nhưng rồi… khi con mèo của con chết và con cứ khóc thương nó mãi… mà nó mới chỉ là một con mèo đối với con chứ chưa phải là con đối với mẹ... Thế là con hiểu vì sao mẹ nghiêm khắc thế. Và con không chơi những trò dại dột nữa... Nhưng hôm nay thì thật sự là con không thể đứng nhìn…
Những hạt nước đậu ở mí mắt rồi căng tròn, rớt lộp độp xuống mớ hoa Tâm đang ôm trên tay. Anh Thanh choàng vai nó, vỗ vỗ rất ra điều “chiến hữu”.
- Tâm dũng cảm nhứt đất nước à, - anh Đức nhẹ nhàng, bắt chước kiểu nói một tấc đến trời của anh Thanh – nhìn anh này. Nhìn vết khâu “cướp biển” của anh đi!
Tâm nhìn anh qua ngấn nước mắt.
- Nếu hôm nay có Tâm ở đấy, chắc anh không có dấu vết này. Mà nếu có, thì anh cũng không về nhà te tua thế này đâu…
Và anh Đức kể về vệt rách ở đuôi mày.
*
Tan làm, Đức đang trên đường về nhà thì gặp đèn đỏ ở ngã tư. Anh đỗ xe lại như bình thường: dừng đúng làn đường và đội mũ bảo hiểm tử tế. Bỗng đâu có tiếng động phía sau. Theo phản xạ, anh quay lại. Thấy xe đằng sau đổ kềnh giữa đường và hai gã ngồi trên xe bò dậy, lao tới nện anh túi bụi. Anh đưa tay che mặt. Trong cơn choáng vì những cú đánh tới tấp vào đầu và gáy, chỉ loáng thoáng thấy hai tên đô con, mặt mũi đỏ gay sặc sụa hơi men. Khi chúng nó trèo lên xe đi rồi, mới có mấy người ra hỏi. Bảo, chắc là bọn du côn say rượu định vượt đèn đỏ, anh dừng lại làm chúng nó vướng, bị xòe, nên chúng nó đánh.
- Vô lý! Mà không một ai làm gì? Không ai can? Không ai gọi công an? – Mẹ giận run lên.
- Không mẹ ạ. Ít nhất là ghi lại biển số xe của chúng nó – cũng không có ai cả.
- Người ta thực sự dửng dưng đến thế sao? – Giọng Tâm run run.
- Ừ, Tâm à. Anh tự vào viện khâu vết thương rồi chạy về nhà. – Thanh lầm bầm một câu nói bậy. Đức vẫn bình tĩnh. - Nói thật là, anh thấy đau thì ít mà buồn thì nhiều… Nhưng vì thế mà anh tự hào vì em quá, Tâm ạ!
Anh Đức ngửa đầu tựa lưng vào ghế, mắt cười lấp lánh lẫn lộn ánh vui buồn. Mẹ trầm ngâm, trán hằn lên vết ưu tư. Tâm không biết phải cảm thấy thế nào… Nó quay sang anh Thanh, thấy anh đang bâng khuâng nhìn rèm cửa gió lay.
- Aizaaa… - anh Thanh chẹp miệng. – Ngày gì mà ai cũng có chuyện thế hả trời? Thôi được, con sẽ kể vì sao con ra biển và mẹ đừng nói là con nhảm nhí nữa. Con nhảm nhí nhưng con có lý, mặc dù cái lý của con, có thể mẹ cho rằng nó nhảm nhí, nhưng rõ ràng là con có lý!
Không ai nói gì nữa. Mọi người đợi chờ câu chuyện của Thanh.
*
“Hôm nay con thi cuối kỳ. Giám thị trông thi là một thầy già và một thầy trẻ cỡ tuổi anh Đức.
Lúc gần cuối giờ, con nghe loáng thoáng bọn xung quanh bảo chọn abcd gì đấy, đứa kia hỏi tại sao, nó bảo "thầy bảo thế". Con cắm cúi làm bài của con nên không để ý, nhưng, chắc là lúc trước thì thầy nhắc cái bọn ở xa xa chỗ con ngồi nên con không biết. Lúc ấy sắp hết giờ rồi, bọn xung quanh chỗ con ngồi bắt đầu hỏi thầy nhặng xị và thầy cũng trả lời rất là nhiệt tình.
Con đã lườm thầy một phát nhưng chắc thầy không nghĩ gì, rất là vô tư nên cứ nhắc tiếp.
Con thấy hơi bực mình trong khi thầy cứ tiếp tục nhắc bài hết sức có thể. Thế là thi xong, con quyết định là con sẽ phải nói với thầy về chuyện này...”
Mẹ trợn tròn mắt nhìn Thanh:
- Con dám hả?
- Vầng, tại sao không chứ? Nếu cứ nhắc bài vậy thì thi cử làm gì mẹ ơi, cho 10 điểm hết cả lượt đi cho rồi!
Mẹ lắc đầu kêu trời. Tâm khoái chí ra mặt. Anh Đức mím môi nhưng Thanh thấy thoáng một nét cười trên mặt anh, vậy là Thanh yên tâm kể tiếp.
“Con đợi thầy khá lâu để thầy làm xong các thủ tục rồi mới chạy theo xin gặp. Lúc đó thầy vẫn đi cùng với thầy giám thị già già nên con hơi ngại, con chỉ nói:
- Thầy ơi, em hỏi thầy một tẹo.
Thầy bảo: "Cứ hỏi đi em.". Chẳng có thời gian để đắn đo nữa nên con hỏi luôn:
- Thầy ơi sao thầy lại nhắc bài?
Thầy ngạc nhiên lắm, chắc cả đời thầy chưa từng bị đứa nào hỏi như thế! Thầy ấp úng trả lời:
- Ah... sao, em thấy như thế là sai à?
- Vâng, ít ra thì nó cũng… sai quy chế. Em thấy làm thế là không được.
- Ý em là… không công bằng hả?
- Vâng ạ. Thầy ơi không phải vì thầy nhắc tụi nó mà không nhắc em mà em nói ra chuyện này. Em chẳng ghen tỵ gì đâu. Cái chính là, học không phải vì điểm thầy ạ!
- Nhưng… điểm số nó cũng phản ánh một cái gì đó. Sau này ra trường em sẽ thấy nó quan trọng…
- À vâng và vì thế, thấy hãy để nó phản ánh trung thực đi? Mà thầy có thể nhắc một vài đứa, nhắc cả phòng thi này. Nhưng… còn những phòng thi khác và bao nhiêu đứa sinh viên khác? Vậy đâu có công bằng…!
- Ừ… thầy…
- Em không làm gì đâu thầy, em chỉ nói để thầy biết vậy thôi!
Thầy không nói gì nữa và con thì đi về!”
(“Nên nếu điểm kém mẹ đừng có mắng con nhé!”. Anh Thanh nói đế thêm. Nhưng cả nhà còn lạ gì cái thói học hành tài tử của anh: môn nào anh thích thì điểm cao vút, còn không thì lẹt đẹt không mê nổi!)
*
- Ơ… vậy anh ra biển lúc nào vậy, anh Thanh?
- À ờ, sau đấy anh thấy buồn…
- Tại sao anh lại buồn? – Tâm ngơ ngác
.
Anh Thanh đưa tay cào mớ tóc dài của anh ngược về sau.
- Bỗng dưng anh nghĩ mình làm thế có đúng không? Thầy giám thị chỉ tự nguyện làm việc này, chẳng vì gì cả! Lòng tốt vô tư xong rồi bị chỉ trích như thế thì có phải với thầy không?
Tâm gật gật đầu. Tự dưng nó thấy thông cảm cho người “làm việc tốt mà cũng bị càm ràm”. Nhưng… à ờ, nhắc bài vậy là sai rõ. Dẫu rằng làm việc tốt vô tư nhưng vẫn… sai!
Anh Thanh nói tiếp:
- Quan trọng hơn, liệu việc anh làm có ý nghĩa gì chứ? Giả sử là anh có thể “tạo ra” được sự công bằng trong sạch ở phòng thi này, nhưng còn bao nhiêu phòng thi khác và ngôi trường khác?
- Uhm… Vậy là anh ra biển hở anh? Rồi sao anh?
- Ờ. Anh đậu xe, đứng ngắm hoàng hôn. Nắng dát vàng lấp lánh trên mặt biển… – Thanh liếc sang mẹ, thấy mẹ sắp không chịu nổi trò cà kê lê thê của mình, vội nói tiếp. – Rồi ông Thần Biển từ đâu chui lên… đưa cho anh vỏ ốc này!
- Hả? Thật á? – Tâm ngỡ ngàng, vội vã đưa con ốc lên tai nghe. Rồi nó xịu mặt. – Sao em không thấy gì?
- Thần Biển bảo Thanh làm thế là đúng. Việc dù nhỏ xíu nhưng là việc đúng thì vẫn nên làm! Chỉ lo nó nói căng quá làm thầy đau tim trầm trọng thôi! – anh Đức phì cười.
- Hahaha, bingo anh Đức! Mỗi tội ông Thần Biển nói hay hơn anh. Ông ấy bảo em: “Đại dương có mặn được không, nếu mỗi giọt nước tự mình không ngậm muối?”
*
Mẹ lặng lẽ nhìn ba anh em. Chẳng còn nỗi buồn nào vương trên những khuôn mặt sáng ngời. Đức nghiêm nghị mà rất bao dung. Thanh có vẻ phớt đời, thực lòng rất tình cảm. Tâm mít ướt lại mạnh mẽ không ngờ.
- Thôi mấy đứa đi tắm rồi xuống ăn cơm. Tâm, để hoa mẹ cắm cho!
Bọn trẻ ồn ào kéo nhau lên gác. Mẹ đem lọ, đem hoa ra bậu cửa sổ mà ngẩn ngơ cắm mãi không xong. Nước mắt thay nhau rơi xuống. Này là giọt vui… mẹ thấy các con khôn lớn. Này là giọt buồn… à không, mẹ đâu có buồn! Chỉ lo lắng thôi. Biết là chúng nó đã lớn, nhưng làm sao hết lo cho được?
Và mẹ thấy nhớ bà ngoại của bọn trẻ biết bao! Ngày mẹ về nhà chồng, bà ngoại rưng rưng khóc. Bà bảo “Ừ, con đi nhé!” mà mắt mũi đỏ hoe. Lúc ấy, mẹ đã chẳng hiểu vì sao…
cảm động đúng k nếu đúng thì vote nhé
Những hạt nước đậu ở mí mắt rồi căng tròn, rớt lộp độp xuống mớ hoa Tâm đang ôm trên tay...
Đức vừa về tới cửa đã nghe trong nhà ầm ầm. Mệt và đau, nhưng anh cố dựng xe thật nhanh rồi vào nhà xem có chuyện gì. “Ba đi công tác, Thanh chắc chưa về. Giờ này dễ một mình Tâm chịu trận quá!”. Đức thoáng nhíu mày, rồi giãn ra ngay. Anh quên mất mấy mũi khâu còn mới nguyên phía đuôi lông mày.
Không ngoài dự đoán của Đức: trong phòng khách, mẹ đang nói gì nhiều lắm, còn Tâm ngồi lặng im nhẫn nhịn. Con bé cúi đầu, nhìn chăm chăm vào hai bàn tay vẫn còn đang run lẩy bẩy.
- Mẹ, Tâm. – Đức lên tiếng.
Mẹ ngừng nói. Tâm thoáng ngẩng lên rồi cúi xuống ngay. Kịp thấy một vệt urgo trên má nó vẫn còn hằn năm vết ngón tay, Đức giật mình. Anh ngồi xuống cạnh mẹ. Mẹ vẫn nghiêm khắc nhìn Tâm mà không hề quay sang anh. Giọng mẹ lạnh lùng.
- Anh đi đâu giờ này mới về? Làm gì thì làm, dành thời gian ra mà chăm lo bảo ban em chứ! Lớn rồi không nhắc nhau, để bố mẹ phải lo đến bao giờ?
- Có chuyện gì thế Tâm?
- Chuyện gì! – Mẹ gắt gỏng. – Con gái con đứa, nhảy vào giữa đám đánh nhau! Xem cái mặt kìa, rồi sẹo tướng ra đấy!
Mẹ tiếp tục nói không để đứa nào xen vào, rằng xã hội giờ nguy hiểm thế, con nhà có lớn mà không có khôn, “đấy là mới bị một phát tát, nếu nó đâm cho một nhát thì sao hả?”.
- Mẹ à, để Tâm nói xem đầu đuôi thế nào.
- Thật không thể chấp nhận được! – Mẹ gắt lên.
- Mẹ! – Đức níu tay mẹ trong tay mình. – Mẹ bình tĩnh và để con nghe Tâm nói, được không?
Mẹ nhìn Đức. Và bao nhiêu cáu kỉnh chuyển sang hốt hoảng, rồi từ hốt hoảng trở thành một nấc cáu kỉnh cao hơn.
- Sao thế này? Lại ngã xe hả? Ôi con cái nhà này…
Đức nói rành rọt từng tiếng:
- Con không ngã xe, mẹ ạ.
- Thế làm sao? Lại đánh nhau? – Giọng mẹ cao vút.
- Mẹ bình tĩnh lại đi, không thì con không nói gì và cũng không ngồi đây nghe mẹ nói đâu. – Đức cương quyết.
Mẹ sững người nhìn Đức. Đây là thằng nhóc 3 tuổi mẹ đi đâu cũng nhèo nhẽo đi theo? Thằng nhóc 8 tuổi đá cầu rách toạc cả quần, chờ cả trường đi về rồi mới dám ra khỏi lớp? Thằng nhóc 12 tuổi mải chơi làm mất chìa khóa bị mẹ đánh cho lằn mông? Giờ… bàn tay mẹ trở nên nhỏ bé trong tay nó rắn rỏi. Vết khâu vẫn mới, và có vẻ thuốc tê đã hết tác dụng, nó khẽ nhăn mặt vì đau. Tay nó giữ tay mẹ nóng ran – có lẽ nó ngây ngấy sốt. Cơn cáu giận của mẹ chùng xuống…
Tâm hết nhìn mẹ rồi nhìn anh Đức. Thấy mẹ dịu đi, nó khẽ thở phào, nhưng liền sau đó quay ra nhìn anh lo lắng.
Đúng lúc ấy, Thanh về.
- Tâm! Quà này! Ốc biển này, cả hoa hồng thơmmm nữa nhé! – Thanh nói liến thoắng rồi nhìn khắp, nhận ra không khí căng thẳng. – À à… ốc của Tâm thôi, hoa là của mẹ. Tâm đem cắm tặng mẹ đi!
Anh Thanh nháy mắt. Tâm phì cười, ôm mớ hoa hồng thơm mát vào lòng.
- Con đi đâu về thế?
- Con vừa chạy ra biển… – Thanh lãng đãng mơ màng. Mẹ quắc mắt nhìn Thanh như nói “Con dám sao!”. - Thanh, Tâm, ngồi hết xuống đây. – Anh Đức nói nhanh. – Tâm, kể chuyện của em đi!
Như một đứa trẻ vừa được vỗ về cho quên cơn đau giờ lại bị chạm vào, Tâm chực khóc. Anh Thanh ngồi xuống bên cạnh, xoa xoa đầu nó:
- Cô bé dũng cảm nhứt đất nước có chuyện gì rùng mình nói anh nghe nào!
Tâm nhìn anh đầy biết ơn, rồi xoay sở kể lại đầu đuôi.
*
Tan học, Tâm lẫn trong đám học sinh líu ríu ra về. Ra khỏi cổng trường một đoạn, nó thấy một đám đánh nhau. Bình thường Tâm không bao giờ tò mò mấy chuyện như thế. Nhưng nó thoáng nhìn thấy đứa bị đánh là tên bạn lớp bên thi thoảng đụng đầu ở cầu thang, đôi khi hỏi chào, vài ba lần ngồi cùng lớp luyện thi. Hắn hiền lành chứ đâu có hổ báo gì? Vậy mà hội con trai kia quây đánh hắn tơi tả. Hắn đã đổ máu mũi – và… xung quanh, đám học sinh nửa tò mò nửa sợ sệt đứng nhìn. Không ai làm gì cả. Tâm run bắn. Bị thụi thêm một đấm nữa, cậu bạn ôm bụng quằn quại. Thật sự… không ai làm gì sao? Tâm muốn khóc. Rồi nó thấy mình buông tay. Xe đạp của nó đổ rầm. Nó thấy mình hét lên:
- Đừng đánh cậu ấy nữa!
Tâm thấy mình bước vào giữa cậu bạn và đám trai. Cả bọn gườm gườm nhìn nó. Nó muốn khóc – một lần nữa. Nhưng một lần nữa, nó thấy mắt mình tóe lửa nhìn lại bọn chúng. Ừ. Tại sao phải sợ? Bao nhiêu đứa bắt nạt một đứa, tụi nó chẳng hèn quá sao?
- Thôi, bỏ đi!
Một đứa nào đó lên tiếng. Và cả bọn hằn học kéo nhau đi. Tâm giúp cậu bạn đứng lên. Cậu ta lúng búng nói cảm ơn rồi nén đau phóng xe đi, chạy trốn hàng trăm con mắt đang dán vào mình. Tâm nhìn quanh một lượt. Những ánh mắt sợ sệt, tò mò. Nó muốn khóc hơn lúc nào hết. Nhưng rồi chỉ lẳng lặng quay ra nhặt cặp sách, dựng xe lên và đi.
Khi Tâm đi được một đoạn, tụi con trai kia vòng qua, giáng cho nó một cái tát nảy lửa.
- Dám xen vào bọn tao à!
Tâm cắn răng để không khóc và thản nhiên đi tiếp. Coi như không có gì, nó đạp xe về nhà. Nguyên năm đầu ngón tay hằn trên má bỏng rát, cùng một vết rách tươm máu, có lẽ nhẫn của thằng kia cào vào.
*
Mẹ lại bùng lên giận dữ nhưng anh Đức ngăn lại. Tâm nhìn mẹ một lúc rồi cúi gằm, nói tiếp.
- Mẹ à. Hồi xưa con tập đi xe đạp buông hai tay, mẹ nhìn thấy và đánh con và cấm con không được nghịch như thế nữa, con đã nghĩ “có sao đâu, bạn con đứa nào chả thế”! Con vẫn lén tập khi không có mẹ. Nhưng rồi… khi con mèo của con chết và con cứ khóc thương nó mãi… mà nó mới chỉ là một con mèo đối với con chứ chưa phải là con đối với mẹ... Thế là con hiểu vì sao mẹ nghiêm khắc thế. Và con không chơi những trò dại dột nữa... Nhưng hôm nay thì thật sự là con không thể đứng nhìn…
Những hạt nước đậu ở mí mắt rồi căng tròn, rớt lộp độp xuống mớ hoa Tâm đang ôm trên tay. Anh Thanh choàng vai nó, vỗ vỗ rất ra điều “chiến hữu”.
- Tâm dũng cảm nhứt đất nước à, - anh Đức nhẹ nhàng, bắt chước kiểu nói một tấc đến trời của anh Thanh – nhìn anh này. Nhìn vết khâu “cướp biển” của anh đi!
Tâm nhìn anh qua ngấn nước mắt.
- Nếu hôm nay có Tâm ở đấy, chắc anh không có dấu vết này. Mà nếu có, thì anh cũng không về nhà te tua thế này đâu…
Và anh Đức kể về vệt rách ở đuôi mày.
*
Tan làm, Đức đang trên đường về nhà thì gặp đèn đỏ ở ngã tư. Anh đỗ xe lại như bình thường: dừng đúng làn đường và đội mũ bảo hiểm tử tế. Bỗng đâu có tiếng động phía sau. Theo phản xạ, anh quay lại. Thấy xe đằng sau đổ kềnh giữa đường và hai gã ngồi trên xe bò dậy, lao tới nện anh túi bụi. Anh đưa tay che mặt. Trong cơn choáng vì những cú đánh tới tấp vào đầu và gáy, chỉ loáng thoáng thấy hai tên đô con, mặt mũi đỏ gay sặc sụa hơi men. Khi chúng nó trèo lên xe đi rồi, mới có mấy người ra hỏi. Bảo, chắc là bọn du côn say rượu định vượt đèn đỏ, anh dừng lại làm chúng nó vướng, bị xòe, nên chúng nó đánh.
- Vô lý! Mà không một ai làm gì? Không ai can? Không ai gọi công an? – Mẹ giận run lên.
- Không mẹ ạ. Ít nhất là ghi lại biển số xe của chúng nó – cũng không có ai cả.
- Người ta thực sự dửng dưng đến thế sao? – Giọng Tâm run run.
- Ừ, Tâm à. Anh tự vào viện khâu vết thương rồi chạy về nhà. – Thanh lầm bầm một câu nói bậy. Đức vẫn bình tĩnh. - Nói thật là, anh thấy đau thì ít mà buồn thì nhiều… Nhưng vì thế mà anh tự hào vì em quá, Tâm ạ!
Anh Đức ngửa đầu tựa lưng vào ghế, mắt cười lấp lánh lẫn lộn ánh vui buồn. Mẹ trầm ngâm, trán hằn lên vết ưu tư. Tâm không biết phải cảm thấy thế nào… Nó quay sang anh Thanh, thấy anh đang bâng khuâng nhìn rèm cửa gió lay.
- Aizaaa… - anh Thanh chẹp miệng. – Ngày gì mà ai cũng có chuyện thế hả trời? Thôi được, con sẽ kể vì sao con ra biển và mẹ đừng nói là con nhảm nhí nữa. Con nhảm nhí nhưng con có lý, mặc dù cái lý của con, có thể mẹ cho rằng nó nhảm nhí, nhưng rõ ràng là con có lý!
Không ai nói gì nữa. Mọi người đợi chờ câu chuyện của Thanh.
*
“Hôm nay con thi cuối kỳ. Giám thị trông thi là một thầy già và một thầy trẻ cỡ tuổi anh Đức.
Lúc gần cuối giờ, con nghe loáng thoáng bọn xung quanh bảo chọn abcd gì đấy, đứa kia hỏi tại sao, nó bảo "thầy bảo thế". Con cắm cúi làm bài của con nên không để ý, nhưng, chắc là lúc trước thì thầy nhắc cái bọn ở xa xa chỗ con ngồi nên con không biết. Lúc ấy sắp hết giờ rồi, bọn xung quanh chỗ con ngồi bắt đầu hỏi thầy nhặng xị và thầy cũng trả lời rất là nhiệt tình.
Con đã lườm thầy một phát nhưng chắc thầy không nghĩ gì, rất là vô tư nên cứ nhắc tiếp.
Con thấy hơi bực mình trong khi thầy cứ tiếp tục nhắc bài hết sức có thể. Thế là thi xong, con quyết định là con sẽ phải nói với thầy về chuyện này...”
Mẹ trợn tròn mắt nhìn Thanh:
- Con dám hả?
- Vầng, tại sao không chứ? Nếu cứ nhắc bài vậy thì thi cử làm gì mẹ ơi, cho 10 điểm hết cả lượt đi cho rồi!
Mẹ lắc đầu kêu trời. Tâm khoái chí ra mặt. Anh Đức mím môi nhưng Thanh thấy thoáng một nét cười trên mặt anh, vậy là Thanh yên tâm kể tiếp.
“Con đợi thầy khá lâu để thầy làm xong các thủ tục rồi mới chạy theo xin gặp. Lúc đó thầy vẫn đi cùng với thầy giám thị già già nên con hơi ngại, con chỉ nói:
- Thầy ơi, em hỏi thầy một tẹo.
Thầy bảo: "Cứ hỏi đi em.". Chẳng có thời gian để đắn đo nữa nên con hỏi luôn:
- Thầy ơi sao thầy lại nhắc bài?
Thầy ngạc nhiên lắm, chắc cả đời thầy chưa từng bị đứa nào hỏi như thế! Thầy ấp úng trả lời:
- Ah... sao, em thấy như thế là sai à?
- Vâng, ít ra thì nó cũng… sai quy chế. Em thấy làm thế là không được.
- Ý em là… không công bằng hả?
- Vâng ạ. Thầy ơi không phải vì thầy nhắc tụi nó mà không nhắc em mà em nói ra chuyện này. Em chẳng ghen tỵ gì đâu. Cái chính là, học không phải vì điểm thầy ạ!
- Nhưng… điểm số nó cũng phản ánh một cái gì đó. Sau này ra trường em sẽ thấy nó quan trọng…
- À vâng và vì thế, thấy hãy để nó phản ánh trung thực đi? Mà thầy có thể nhắc một vài đứa, nhắc cả phòng thi này. Nhưng… còn những phòng thi khác và bao nhiêu đứa sinh viên khác? Vậy đâu có công bằng…!
- Ừ… thầy…
- Em không làm gì đâu thầy, em chỉ nói để thầy biết vậy thôi!
Thầy không nói gì nữa và con thì đi về!”
(“Nên nếu điểm kém mẹ đừng có mắng con nhé!”. Anh Thanh nói đế thêm. Nhưng cả nhà còn lạ gì cái thói học hành tài tử của anh: môn nào anh thích thì điểm cao vút, còn không thì lẹt đẹt không mê nổi!)
*
- Ơ… vậy anh ra biển lúc nào vậy, anh Thanh?
- À ờ, sau đấy anh thấy buồn…
- Tại sao anh lại buồn? – Tâm ngơ ngác
.
Anh Thanh đưa tay cào mớ tóc dài của anh ngược về sau.
- Bỗng dưng anh nghĩ mình làm thế có đúng không? Thầy giám thị chỉ tự nguyện làm việc này, chẳng vì gì cả! Lòng tốt vô tư xong rồi bị chỉ trích như thế thì có phải với thầy không?
Tâm gật gật đầu. Tự dưng nó thấy thông cảm cho người “làm việc tốt mà cũng bị càm ràm”. Nhưng… à ờ, nhắc bài vậy là sai rõ. Dẫu rằng làm việc tốt vô tư nhưng vẫn… sai!
Anh Thanh nói tiếp:
- Quan trọng hơn, liệu việc anh làm có ý nghĩa gì chứ? Giả sử là anh có thể “tạo ra” được sự công bằng trong sạch ở phòng thi này, nhưng còn bao nhiêu phòng thi khác và ngôi trường khác?
- Uhm… Vậy là anh ra biển hở anh? Rồi sao anh?
- Ờ. Anh đậu xe, đứng ngắm hoàng hôn. Nắng dát vàng lấp lánh trên mặt biển… – Thanh liếc sang mẹ, thấy mẹ sắp không chịu nổi trò cà kê lê thê của mình, vội nói tiếp. – Rồi ông Thần Biển từ đâu chui lên… đưa cho anh vỏ ốc này!
- Hả? Thật á? – Tâm ngỡ ngàng, vội vã đưa con ốc lên tai nghe. Rồi nó xịu mặt. – Sao em không thấy gì?
- Thần Biển bảo Thanh làm thế là đúng. Việc dù nhỏ xíu nhưng là việc đúng thì vẫn nên làm! Chỉ lo nó nói căng quá làm thầy đau tim trầm trọng thôi! – anh Đức phì cười.
- Hahaha, bingo anh Đức! Mỗi tội ông Thần Biển nói hay hơn anh. Ông ấy bảo em: “Đại dương có mặn được không, nếu mỗi giọt nước tự mình không ngậm muối?”
*
Mẹ lặng lẽ nhìn ba anh em. Chẳng còn nỗi buồn nào vương trên những khuôn mặt sáng ngời. Đức nghiêm nghị mà rất bao dung. Thanh có vẻ phớt đời, thực lòng rất tình cảm. Tâm mít ướt lại mạnh mẽ không ngờ.
- Thôi mấy đứa đi tắm rồi xuống ăn cơm. Tâm, để hoa mẹ cắm cho!
Bọn trẻ ồn ào kéo nhau lên gác. Mẹ đem lọ, đem hoa ra bậu cửa sổ mà ngẩn ngơ cắm mãi không xong. Nước mắt thay nhau rơi xuống. Này là giọt vui… mẹ thấy các con khôn lớn. Này là giọt buồn… à không, mẹ đâu có buồn! Chỉ lo lắng thôi. Biết là chúng nó đã lớn, nhưng làm sao hết lo cho được?
Và mẹ thấy nhớ bà ngoại của bọn trẻ biết bao! Ngày mẹ về nhà chồng, bà ngoại rưng rưng khóc. Bà bảo “Ừ, con đi nhé!” mà mắt mũi đỏ hoe. Lúc ấy, mẹ đã chẳng hiểu vì sao…
cảm động đúng k nếu đúng thì vote nhé
Last edited by 1st..xek0 on 31.05.12 8:06; edited 1 time in total