Gumiho - hồ ly tinh cũa nhật bản
Gumiho là một con hồ li chín đuôi, loài vật truyền thuyết này bắt nguồn từ thần thoại Trung Hoa cổ xưa nhiều thế kỉ trước. Có nhiều phiên bản của hình tượng này trong văn hóa dân gian của Trung Quốc và Nhật Bản, mặc dù mỗi nơi có thay đổi chút ít. Huli Jing của Trung Quốc và Kitsune của Nhật Bản có nhiều phương diện luân lí mơ hồ, ở đó, hồ li có thể là người tốt và xấu, không cần thiết phải làm hại mọi người. Mặt khác, Gumiho của Hàn Quốc dường như luôn mang hình ảnh độc ác và là loài động vật ăn thịt người.
Theo truyền thuyết, một hồ li sống nghìn năm trở thành gumiho, có thể biến đổi hình dạng của mình thành một người phụ nữ. Một gumiho vốn xấu xa, ăn tim người hoặc sinh vật sống ( những huyền thoại khác nhau sẽ chỉ rõ từng đối tượng ) để tồn tại. Người ta cho rằng huli jing của Trung Quốc đã được tạo nên từ năng lượng nữ giới (yin), và cần tiêu hao năng lượng nam giới (yang) để sống. Kitsune của Nhật Bản là cả nam hoặc nữ, và có thể rất tốt bụng
Gumiho thường là phụ nữ. Một số có thể giấu thân phận hồ li của mình, trong khi một số thần thoại khác lại cho thấy họ không thể biến hình hoàn toàn được ( ví dụ như sẽ còn khuôn mặt hồ li hay là tai hoặc chín cái đuôi). Luôn có ít nhất một đặc điểm ngoại hình để chứng minh thân phận hồ li thật sự hay một cách thần bí nào đó để buộc hồ li phải lộ nguyên hình.
Giống người sói và ma cà rồng trong những truyện phương tây, hồ li luôn có sự biến đổi trong truyền thuyết tùy theo hướng mà mỗi câu chuyện bắt nguồn từ truyền thuyết. Một số chuyện kể rằng nếu hồ li kiêng cử việc giết và ăn thịt trong vòng 1000 ngày, nó có thể trở thành người. Một số khác như Gumiho: Tale of the Fox’s Child, kể rằng một hồ li có thể trở thành người nếu người đàn ông thấy nguyên hình của cô ta giữ được bí mật trong vòng 10 năm. Không kể đến quy luật riêng của từng truyện, một số điểm luôn được giữ: gumiho luôn là một hồ li, một phụ nữ, biến hình được, và ăn thịt người.
Bây giờ dựa trên ý nghĩa văn hóa. Hồ li là hình tượng quen thuộc trong nhiều văn hóa khác nhau đại diện cho kẻ lường gạt hoặc thông minh nhưng độc ác , nó cướp hay gạt người khác để lấy được thứ nó muốn. Bất kì ai lớn lên trên từ những câu chuyện tưởng tượng của Aesop đều biết sự lặp lại về hình dạng của hồ li trong những câu chuyện dân gian. Và không khó để thấy rằng hồ li đã bị định kiến tồi tệ thế nào. Loài động vật này là kẻ săn đêm, bẩm sinh là tay trộm cướp, và được thế giới biết đến với đầu óc khá mưu mô, gian trá.
Ở Hàn Quốc, hồ li có ngụ ý thứ hai – quyến rũ gợi tình. Từ dành cho hồ li, yeo-woo thật sự là cách mà người Hàn Quốc gọi một người phụ nữ, chồn cái, nhân ngư, kẻ quyến rũ đàn ông xảo quyệt.
Không phải ngẫu nhiên khi gumiho bắt buộc là mĩ nhân. Họ là cách mà dân gian dùng để cảnh báo nguy hiểm cho những người đàn ông đừng để phụ nữ lường gạt hay bị dụ dỗ một cách rồ dại. Ví dụ, trong rất nhiều truyện về anh hùng ( thường là đàn ông) thường phải chịu đựng sự quyến rũ của hồ li và cởi bỏ quần áo nàng, thế nên biết được thân phận thật của nàng. Vì vậy, bản chất thật của người phụ nữ, dục vọng được ẩn giấu = quỷ dữ.
Chắc rằng khái niệm tình dục của phụ nữ là nguy hiểm không có gì mới đối với chuyện dân gian, nhưng không có nghĩa là cả hình tượng gumiho và cách dùng từ yeo-woo hoàn toàn phổ biến trong văn hóa hiện đại và những chuyện hư cấu. Đa số giải thích việc thần thoại gumiho là một câu chuyện được thiết kế để duy trì chế độ gia trưởng. Nhưng đó chính là điều làm huyền thoại trở nên thật sâu sắc theo đúng cách riêng của nó.
Trong phim ảnh và truyền hình, gumiho có thể là cả hình tượng đáng sợ và quỷ dữ thật sự, hoặc một hình tượng hài hước gây cười, tùy theo theo thể loại, Và qua nhiều năm, huyền thoại gumiho đã có sự thay đổi, như trong Gumiho: Tale of the Fox’s Child nói về một gumiho chịu nhiều đau khổ với tâm hồn lương thiện luôn muốn được làm người và sống cuộc sống như con người. Cô là một con quỷ khó ưa, chọn đi con đường tốt, đạo đức để giữ cho mình những phẩm chất của loài người. Cách lí giải này khá gần với thần thoại một linh hồn ma ca rồng, một con người phải đấu tranh với con quỷ bên trong mình
Last edited by Bljndman on 01.08.12 3:59; edited 2 times in total (Reason for editing : http://www.phutu.org)