Đăng NhậpĐăng ký
Log inLog in  
  • RegisterRegister  
  • FAQFAQ  
  • HomeHome  
  • CalendarCalendar  
  • GalleryGallery  
  • MemberlistMemberlist  
  • SearchSearch  

  • ptn

    ptn

    2022-12-14
    Không phải loại nhựa nào cũng có thể tái sử dụng, có loại nhựa tái sử dụng và có loại nhựa chứa độc tố nếu tái sử dụng. Đọc nội dung bên dưới để tìm hiểu
    Phân loại ký tự nhựa để tái sử dụng (Biểu tượng tam giác) 90c9b310
    Các loại nhựa được phân loại và ký hiệu như sau: PETE “1”, HDPE “2”, PVC “3”, LDPE “4”, PP: “5”, PS “6”, PC “7”

    Phân loại ký tự nhựa để tái sử dụng (Biểu tượng tam giác) 47ff0210

    Nhựa PETE - ký hiệu số 1

    Đây là loại nhựa được các chuyên gia công nghệ thực phẩm khuyên người tiêu dùng hãy nói "không", mặc dù nhựa số 1 thường dùng để đựng các thực phẩm dạng lỏng như: Các loại chai nước ngọt, nước khoáng, các loại nước chấm, nước trái cây…

    Nhựa số 1 chỉ nên sử dụng 1 lần duy nhất, không nên tái sử dụng nhiều lần vì có chứa BPA, có khả năng tan vào thức ăn gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt khi gặp nhiệt độ cao như trong xe hơi, để gần bếp gas, ngoài nắng. Không nên dùng đựng thực phẩm lâu dài.

    Các nhà khoa học khuyến cáo không nên tái sử dụng loại nhựa này.

    Nhựa HDPE - ký hiệu số 2

    Đây là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa, có thể dùng để đựng thực phẩm lâu dài. Loại nhựa này có độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, không thải ra chất độc vào thực phẩm.

    Nhựa số 2 được dùng để chế tạo các vật dụng như: Chai nhựa, bình đựng sữa, đựng dầu ăn, các loại bình nhựa cứng, đồ chơi và túi nhựa.

    Có thể phân biệt loại nhựa này bằng màu sắc, nhựa này thường có màu xanh lam khác biệt.

    Nhựa PVC - ký hiệu số 3

    Nhựa số 3 gồm các loại màng bọc bao bì, màng bọc thực phẩm, màng nhựa kiếng trong suốt, bình đựng dầu ăn, đựng nước, thực phẩm dạng lỏng… Nhựa PVC là loại nhựa rất nguy hiểm vì chứa nhiều chất độc hại như phtalates và BPA, có thể tan vào thực phẩm dưới tác dụng của nhiệt độ.

    Vì vậy, tuyệt đối không bọc thực phẩm khi còn nóng. Tuyệt đối không dùng màng bọc thực phẩm rồi cho vào lò vi sóng để hâm nóng. Đây là thói quen vô cùng nguy hại cho sức khỏe.

    Không tái sử dụng nhựa số 3 để đựng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nóng.

    Nhựa LDPE - ký hiệu số 4

    Được sử dụng trong các sản phẩm dùng một lần như túi nhựa hoặc găng tay nylon, túi nylon, túi đựng và hộp bánh.

    Nhựa số 4 dù trơ về mặt hóa học nhưng chịu nhiệt kém, vì vậy không nên dùng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao.

    Nhựa PP - ký hiệu số 5

    PP là loại nhựa được các chuyên gia khuyên sử dụng, vì độ bền nhiệt cao và trơ về mặt hóa học, an toàn cho sức khỏe. Nhựa PP thường hơi trong suốt. Loại nhựa này có thể tái sử dụng. Có thể chứa nước trong thời gian dài mà không độc hại.

    Nhựa số 5 có tính bền nhiệt cao nhất, chịu được từ 130 - 170 độ nên được dùng làm hộp đựng thực phẩm, có thể dùng trong lò vi sóng.

    Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng trong lò vi sóng từ 2 - 3 phút, không nên để quá lâu.

    Nhựa PS - Nhựa tái sinh số 6

    Nhựa PS là loại nhựa rẻ và nhẹ. Thường dùng làm hôp xốp đựng thức ăn hoặc dĩa, ly, muỗng dùng 1 lần.

    Loại nhựa này ở nhiệt độ cao và gặp chất chua có thể giải phóng chất độc hại. Vì vậy, loại nhựa này không được phép dùng để đựng thực phẩm lâu dài.

    Nhựa PC - Nhựa số 7 (hoặc không ký hiệu)

    Đây là loại nhựa cực kỳ độc hại vì có chứa BPA, thường dùng để sản xuất thùng nhựa đựng hóa chất hoặc hộp đựng thức ăn như hộp sữa chua, hộp mì ăn liền, hộp đựng bơ…

    Số 7 là ký hiệu các loại nhựa không an toàn cho sức khỏe, độc hại. Đặc biệt khi đựng đồ nóng nó có khả năng nhiễm độc vào thức ăn, rất nguy hiểm.

    Phân loại ký tự nhựa để tái sử dụng (Biểu tượng tam giác) 9ba57310
    Bình luận

    Tào Tháo
    Thông tin hữu ích, Tào mỗ cảm ơn /good/
    otnj78
    nhất là mấy chai dầu chiên, toàn thấy ký hiệu dùng 1 lần