Đăng NhậpĐăng ký
Log inLog in  
  • RegisterRegister  
  • FAQFAQ  
  • HomeHome  
  • CalendarCalendar  
  • GalleryGallery  
  • MemberlistMemberlist  
  • SearchSearch  

  • Tham gia : 2022-12-28
    Bài gửi : 42
    Uy tín : 0
    Coins : 43
    Bài viết đã tạo Kết bạn ChặnXem nội dụng của người này trong mục
    Bankli

    Tội nghiệp anh chồng Lêu lêu

    Tội nghiệp anh chồng Img_5710

    Ngày 2/1/2024, tòa án quận Thái Điện (Vũ Hán, Trung Quốc) mở phiên tòa xét xử một vụ việc liên quan đến hôn nhân khá đặc biệt.

    Người chồng tên là Sun Jun và vợ là Zhang Ying (tên đã thay đổi) đã tổ chức hôn lễ và chung sống một thời gian ngắn nhưng chưa bao giờ đi đăng ký kết hôn.

    Hai người gặp nhau lần đầu vào tháng 6/2019. Sau một thời gian hẹn hò và tìm hiểu, cặp đôi quyết định tiến tới hôn nhân.

    Theo phong tục truyền thống, chú rể phải đưa cho nhà gái một số tiền. Số tiền này ở Trung Quốc vẫn thường được gọi là "giá cô dâu" hay tiền sính lễ...

    Sun Jun đưa cho cô dâu phong bao có 10.000 tệ (34 triệu đồng) để mua các đồ dùng phục vụ lễ cưới. Sau đó, anh chàng trao thêm cho cô dâu 200.000 tệ (680 triệu đồng) và 3 cây vàng bao gồm vòng tay vàng, dây chuyền vàng...  

    Sau khi đám cưới diễn ra hồi tháng 5/2022, Sun Jun rời quê đi làm việc. Tổng số ngày sống chung của cặp đôi chỉ vỏn vẹn 30 ngày và chưa bao giờ "động phòng".

    Từ việc đó, Sun Jun và vợ trở nên lạnh nhạt. Họ quyết định đường ai nấy đi, dù thời gian kết hôn chỉ mới 6 tháng.

    Chú rể cho rằng, kết cục như vậy làm tổn hại danh tiếng và gây tốn kém tiền bạc nên đã đệ đơn kiện cô dâu và bố mẹ lên tòa án. Trong đơn, anh chàng bày tỏ, muốn đòi lại số tiền 200.000 tệ tiền mặt (680 triệu đồng) và 10.000 tệ (34 triệu đồng) trong phong bao màu đỏ cùng 3 cây vàng.

    Tại phiên tòa, Zhang Ying tiết lộ, việc "không động phòng" hay chậm đăng ký kết hôn là do công việc cả hai quá bận rộn. Ngoài ra, cô phải tập trung ôn tập để thi lấy chứng chỉ nghiệp vụ nên hai vợ chồng chưa có thời gian đi đăng ký. Khi hai người rạn nứt mối quan hệ tình cảm, họ vẫn chưa phải là vợ chồng theo quy định của pháp luật.

    Cô dâu Zhang cho rằng, không đồng tình việc đòi lại tiền và 3 cây vàng của chồng cũ. Theo cô gái này, mặc dù, hai vợ chồng chưa đăng ký nhưng mối quan hệ của họ đã được người thân, bạn bè, hàng xóm thừa nhận, chứng kiến. Ngoài ra, sau khi cưới, Zhang phải gánh vác nhiều việc của nhà chồng, không quản ngại vất vả.

    Chủ tọa phiên tòa cho hay, cặp đôi đã tổ chức lễ cưới nhưng chưa hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn. Vì vậy, Zhang Ying phải trả lại số tiền nhà trai đã trao. Còn khoản 10.000 tệ trong phong bao đỏ thuộc về nhà cô dâu, vì họ dùng để mua các món đồ phục vụ đám cưới.

    Phía tòa án cho rằng, việc đưa tiền thách cưới nhằm mục đích hoàn tất thủ tục đón dâu, kết hôn. Hiện tại, việc kết hôn không được như ý, thủ tục không hoàn tất nên gia đình nhà gái phải trả lại số tiền đã được nhận.

    Phán quyết cuối cùng cho hay, Zhang Ying phải hoàn thành trách nhiệm trả lại tiền cho nhà chồng theo thời gian mà tòa án yêu cầu.

    Khoản tiền sính lễ hay thách cưới hoặc có tên khác là "giá cô dâu" tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Theo tập tục này, nhà trai phải đưa cho nhà gái một khoản tiền, đồ trang sức, thậm chí là tài sản xe hơi, nhà cửa... để rước dâu và hoàn thành việc kết hôn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và nhu cầu tiền bạc, nhiều nơi xuất hiện tình trạng, "giá cô dâu" bị tăng lên.

    Theo các chuyên gia, vấn đề chênh lệch giới tính giữa nam và nữ ở Trung Quốc quá lớn là một trong những yếu tố khiến tiền sính lễ bị nhà gái "hét" quá cao. Điều này khiến cho cơ hội lấy vợ của nhiều nam giới khó khăn hơn. Thậm chí, có người còn phải trả nợ do số tiền thách cưới cao.

    Permissions in this forum:
    You can reply to topics in this forum