Đăng NhậpĐăng ký
Log inLog in  
  • RegisterRegister  
  • FAQFAQ  
  • HomeHome  
  • CalendarCalendar  
  • GalleryGallery  
  • MemberlistMemberlist  
  • SearchSearch  

  • Search found 2 matches for hinh-phat-tu-hinh

    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu Empty

    "Tứ mã phanh thây" hành hình kinh dị nhất trong lịch sử0

    Bên cạnh lăng trì, tứ mã phanh thây cũng được xem là một trong những hình phạt thảm khốc nhất trong lịch sử. Cái chết từ từ khi xác thịt lần lượt bị xé thành từng mảnh còn đau đớn hơn gấp trăm lần so với việc bị chém đầu hay uống thuốc độc.

    Tứ mã phanh thây là gì ?

    Tứ mã phanh thây (hay còn gọi là tứ mã phân thây) là một hình phạt được sử dụng tại các triều đại phong kiến Trung Quốc và các quốc gia trung đại châu Âu. Tứ chi của phạm nhân bị cột vào 4 sợi dây nối vào 4 con ngựa. Bên cạnh đó còn có 4 nài ngựa (người huấn luyện ngựa) để thúc ngựa chạy.

    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu MYMw4Rf
    Ngựa chạy kéo dây khiến tứ chi phạm nhân bị xé thành từng mảnh

    Khi bắt đầu hành hình, các nài ngựa sẽ thúc ngựa phi ra bốn hướng khác nhau, nếu không thì sẽ hét lớn để ngựa sợ bỏ chạy, khiến 4 sợi dây bị kéo căng làm tứ chi phạm nhân bị xé ra thành nhiều mảnh. Hình phạt được tiến hành trước công chúng, sau đó bỏ mặc phạm nhân cho chảy máu đến chết. Ngoài ra còn có một biến thể khác là ngũ mã phanh thây với sợi dây thứ 5 buộc vào cổ tội phạm.

    Nguồn gốc của hình phạt tàn khốc này

    Đúng như tên gọi, tội nhân phải bị 4 con ngựa kéo lìa thân xác thì tứ mã phanh thây có nguồn gốc chính xác từ châu Âu bởi 2 trường hợp bị xử tử đầu tiên bằng hình phạt này là François Ravaillac (1610) và Robert-François Damiens (1757) theo như khung hình phạt mà Hoàng đế La Mã Charles V đã nêu ra trước đó.

    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu CvN2P9q
    Phiến quân Peru Tupac Amaru II bị tứ mã phanh thây

    Vào cuối năm 1781, sự trừng phạt khủng khiếp này đã được chính quyền thực dân Tây Ban Nha sử dụng trên các lãnh đạo phiến quân Peru Tupac Amaru II với mục đích răn đe trước công chúng. Ngoài ra, tứ mã phanh thây còn được một số quốc gia châu Âu khác áp dụng đối với người phạm tội di giáo.

    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu T1wEnHm
    Hình phạt này cũng đã được sử dụng trong các triều đại Trung Quốc

    Trước đó, vào triều đại nhà Tần, một hình phạt tương tự mang tên Ngũ mã phanh thây cũng đã được áp dụng, với con ngựa thứ 5 cột vào cổ phạm nhân. Đến triều đại nhà Hán (206 TCN – 220) và Đường (618-907), hình phạt này trở nên thịnh hành hơn, chuyên dùng để trừng trị những người phạm vào tội khi quân, mưu phản. Tuy nhiên, không có tài liệu ghi chép cụ thể về số trường hợp đã bị xử phạt do các triều đại sau hầu như không sử dụng.

    Kinh Kha bị ngũ mã phanh thay khi ám sát Tần Thủy Hoàng không thành

    Kinh Kha là người từng chịu hình án này nổi tiếng nhất trong lịch sử, cuộc đời của ông còn được các nhà làm phim khai thác trong tác phẩm “Hoàng đế và thích khách” (1999). Ông là người nước Vệ nhưng đã rời quê hương vì không được vua Vệ trọng dụng. Sau khi thăm thú các nước, ông tới nước Yên và được tiến cử đến thái tử Đan nước này.

    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu ISEQqxs
    Kinh Kha ám sát Tần Thủy Hoàng không thành

    Thái tử Đan có âm mưu ám sát hoàng đế Tần Thủy Hoàng nên cử Kinh Kha thực hiện nhiệm vụ đó. Kinh Kha mang theo một thanh chủy thủ tẩm thuốc độc giấu trong tờ bản đồ. Trước mặt Tần Thủy Hoàng, ông lấy bản đồ dâng nộp và nhanh chóng rút thanh chuỷ thủ đâm Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên, do đâm trượt nên Tần Thủy Hoàng có cơ hội bỏ chạy, việc ám sát không thành khiến Kinh Kha bị liệt vào tội khi quân và phải chịu hình án ngũ mã phanh thây.

    #hinh-phat-tu-hinh
    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu Empty

    Taị sao chém đầu phạm nhân, phải vào giờ ngọ 3 khắc?4

    Một bài viết có nhan đề: “Vì sao cổ nhân thường chọn giờ ngọ ba khắc để xử trảm phạm nhân?” đăng trên tờ “Thành Công” kỳ 8, đã đưa ra những lý giải khá thú vị về quy định hành hình này. Theo tác giả, giờ ngọ ba khắc là thời điểm mặt trời ở vị trí trung tâm giữa không trung, là lúc bóng trên mặt đất thu lại ngắn nhất.

    Tính theo lịch pháp cổ của Trung Quốc, "thời" và "khắc" chính là hai đơn vị tính thời gian phổ biến trước đây.
    Trong đó, "thời" tương đương với hai tiếng đồng hồ ngày nay. Một ngày đêm được chia thành 12 "thời". Mỗi "thời" lại được chia nhỏ thành 8 "khắc".
    Như vậy, một "khắc" tương đương với 15 phút ngày nay. "Khắc" thực chất là vạch khắc trên thùng nhỏ nước để tính toán thời gian. Một ngày đêm sẽ nhỏ hết một thùng nước. Đúng ngọ sẽ rơi vào khoảng 11 giờ đến 13 giờ, nhưng giờ ngọ ba khắc tương đương với 11h45 phút trưa - thời điểm dương khí cực thịnh trong ngày.  
    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu 01-che10
    Người Trung Quốc trước đây khá mê tín về chuyện giết người. Họ cho rằng, kết liễu sự sống của một ai đó chính là “âm sự”. Dẫu cho người bị giết có đáng tội hay không, nhưng hồn ma của họ vẫn sẽ lởn vởn bám theo pháp quan, quan giám trảm, đao phủ và những người có liên quan tới phán quyết xử tử họ.
    Vì vậy, hành hình lúc dương khí cực thịnh sẽ trấn át được âm hồn của phạm nhân, khiến thứ ấy không dám xuất hiện trong thời khắc tràn trề dương khí.
    Đây là nguyên nhân chính khiến người Trung Quốc xưa có thói quen hành hình vào giờ ngọ ba khắc. Nói cách khác, dùng dương khí của đất trời để làm phai nhòa âm khí của người chết là lý do căn bản lý giải vì sao phạm nhân bị xử tử vào thời điểm giữa trưa.  
    Topics tagged under hinh-phat-tu-hinh on Phutu 08-che10
    Cũng theo bài viết này, thói quen hành hình lúc giờ ngọ ba khắc còn ẩn chứa một tầng ý nghĩa khác. Trong thời cổ đại, người Trung Quốc quan niệm, tinh lực của con người trở nên “tiêu điều” nhất chính trong thời điểm này. Phạm nhân khi ấy sẽ rơi vào trạng thái mơ màng buồn ngủ, đầu óc kém tỉnh táo minh mẫn, do đó cảm giác đau đớn cũng giảm đi phần nhiều. Chọn giờ ngọ ba khắc để hành hình, nếu xét theo nghĩa này, cũng là nghĩ cho phạm nhân, cũng là xuất phát từ ý nghĩa nhân văn, từ tình người.

    Nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc khi nhắc tới chuyện hành hình phạm nhân thường đặt trong bối cảnh mùa thu hoặc mùa đông. Thực chất, xử tử kẻ tù tội trong những tiết trời này xuất phát từ quan niệm “xuân sinh, hạ trưởng, thu thâu, đông tàng” của người xưa.
    Trong bốn mùa của năm, tiết thu và đông thường lạnh hiu hắt, cảnh vật buồn bã âu sầu, phù hợp với “sát lệnh” của đất trời. Vì vậy, kẻ tử tội bị hành hình vào những mùa này cũng là điều dễ hiểu.
    Riêng thời Đường, thời Tống, triều đình đặt ra quy định khá nghiêm ngặt về chuyện xử tử phạm nhân. Theo đó, từ tiết Lập xuân tới Thu phân, vào tháng giêng, tháng 5, tháng 9 hằng năm, hay ngày trai giới, đại tế, ngày mùng một, rằm, ngày rơi vào 24 tiết khí, ngày thượng huyền, hạ huyền, ngày “cấm sát” trong tháng như mùng 1, mùng 8, 15, 18, 23, 24, 28, 30 đều không được phép thi hành án tử. Lúc đất trời không thịnh dương khí, tức khi “mưa chưa tạnh, mặt trời chưa lên”, chuyện xử tử cũng không được diễn ra. Do vậy, trong thời nhà Đường, nhà Tống, án tử chỉ được thực thi trong chưa đầy 80 ngày của năm.
    Tới thời Minh, Thanh, hình pháp cũng quy định thời gian xử tử tương tự như nhà Đường, Tống và không áp đặt một thời gian cụ thể.

    #hinh-phat-tu-hinh